Tinh Thể Đá Flourite

Liên hệ

Fluorite được coi là một trong những tinh thể phổ biến chỉ đứng sau thạch anh được các nhà chiêm tinh học, các bậc thầy Yoga của Ấn Độ yêu thích sử dụng giúp tăng khả năng tư duy, đã thông kinh mạch khai mở luân xa và đạt tới trạng thái yên tĩnh tâm hồn.

 

Gọi ngay
Điện thoại
090.456.9723
Gọi ngay
Hotline
0904.569.723

Tinh Thể Đá Flourite

Fluorite được coi là một trong những tinh thể phổ biến chỉ đứng sau thạch anh được các nhà chiêm tinh học, các bậc thầy Yoga của Ấn Độ yêu thích sử dụng giúp tăng khả năng tư duy, đã thông kinh mạch khai mở luân xa và đạt tới trạng thái yên tĩnh tâm hồn.

Vậy đá Fluorite là gì?

Đá Fluorite hay fluorit là loại “Tinh thể nhiều màu sắc nhất trên thế giới “. Fluorite được biết đến lần đầu tiên vào năm 1530 và ban đầu được gọi là ‘fluorspar‘. Ngày nay, thuật ngữ ‘fluorspar’ chủ yếu được sử dụng cho dạng Fluorit công nghiệp là chất xúc tác để luyện quặng, nhôm, thép,Trong hóa học được sử dụng chế biến các hóa chất như Flo, Axit flofluoric,Florua… trong khi đó tên gọi  ‘fluorite’ là thuật ngữ dùng để chỉ loại đá quý sử dụng trong chế tác trang sức.

Từ huỳnh quang bắt nguồn từ fluorite vì chúng là một trong những tinh thể đầu tiên được sử dụng cho quá trình nghiên cứu về hiện tượng huỳnh quang. Fluorite nổi tiếng và được đánh giá cao về độ trong suốt, hiệu ứng và nhiều màu sắc phong phú trong tinh thể.

Fluorite là một khoáng chất canxi florua (CaF2thuộc nhóm halogenua khoáng sản. Flourit được tạo ra trong tĩnh mạch thủy nhiệt, thường kết hợp với các khoáng chất như Thạch anh, Canxít và Barit… tạo nên màu sắc của đá Fluorite như Xanh lá cây, xanh dương, vàng kết hợp với các màu hồng, đỏ, trắng, nâu và đen xuất hiện theo dãi vân hoặc hình thành nhiều vùng màu khắc nhau  ở trong tinh thể Fluorite ở dạng trong suốt. Một tinh thể fluorit có thể có bốn hoặc năm vùng màu hoặc dải màu khác nhau.

Tính chất

– Công thức hóa học: CaF2 – Canxi florua

– Cấu trúc tinh thể: Khối (Cubic), octahedra

– Màu: Từ không màu đến nhiều màu

– Độ cứng: 4.0 trên thang Mohs

– Chỉ số khúc xạ:1.434

– Tỉ trọng: 3,00 đến 3,25

– Độ trong suốt: Mờ đục đến trong suốt

– Huỳnh quang: Mạnh; màu xanh tím

Đá fluorit được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Phân bố nhiều ở các nước Argentina, Áo, Canada, Trung Quốc, Namibia, Nga, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Mexico, Morocco, Myanmar,Thụy Sĩ, Mỹ. Tại Việt Nam tinh thể này phân bố chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên, vùng ven biển từ Nha Trang đổ về Bình Thuận.