Đá Quý Zircon là loại đá thuộc nhóm đá quý có độ cứng 8 Moth tương đương với đá quý Topaz thường xuất hiện khu vực Tây Nguyên và Campuchia, Zicon có độ tán sắc cao, ánh lấp lánh kỳ bí, những hàng thô trong những năm gần đây vô cùng khan hiếm.

 

Tên khoa học: đá zircon

Thành phần ZrSiO4
Hệ tinh thể Bốn phương
Độ trong suốt Trong suốt
Dạng quen Lăng trụ kèm hình tháp
Độ cứng Mohs 6,5-7,5
Tỷ trọng 3,93-4,73
Cát khai Không rõ
Vết vỡ Vỏ sò; rất giòn
Biến loại (màu sắc) Không màu, vàng, nâu, da cam, đỏ, tím, lơ, lục.Người ta phân biệt zircon cao, zircon trung bình và zircon thấp theo mức độ phá hủy cấu trúc bên trong do hiện tượng phân rã phóng xạ.
Màu vết vạch Trắng
Ánh Thủy tinh đến á kim cương
Đa sắc Zircon lơ: rõ (lơ/vàng xám đến không màu)Zircon vàng: rất yếu (vàng mật ong/ nâu vàng)
Chiết suất 1,810-2,024
Lưỡng chiết và dấu quang 0,002-0,059; dương
Biến thiên chiết suất Cao (0,039)
Phát quang Zircon lơ: rất yếu (da cam nhạt)Zircon đỏ và nâu: yếu (vàng đậm)
Phổ hấp thụ Zircon cao: 691,689,662,660,653,621,615,589,562,537,516,484,460,433
Tổng hợp và xử lý Tổng hợp: Zircon chưa được con người tổng hợp.Xử lý: zircon được xử lý bằng PP nhiệt để chuyển từ màu phớt nâu sang không màu hoặc màu lơ.

Nguồn gốc: Hình thành trong các đá xâm nhập như syenit, trong một số đá biến chất, trong nhiều đá trầm tích vụn.

Những nơi phân bố chính: Australia, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Pháp, Sri Lanka.