Thủy tinh núi lửa một cái tên nổi danh

Đá Obsidian còn gọi là đá thủy tinh núi lửa, được hình thành từ loại dung nham đã[…]

Đá Obsidian còn gọi là đá thủy tinh núi lửa, được hình thành từ loại dung nham đã phun trào của núi lửa ở dạng của đá mac ma. Cấu trúc của đá Obsidian là trên 70% Silicon Dioxide (SiO2). Chúng ta sẽ gặp thường xuyên với loại đá Obsidian có màu đen và xám đen, một số loại có màu xanh lá, nâu, tím hay lam.

Tính chất hóa học của Obsidian

Loại đá: Đá Thủy tinh núi lửa

Tên khoa học: Obsidian

Công thức hóa học: SiO2 – Silicon Dioxide chứa tạp chất

Thành phần hóa học: Trên 70% silica, silic, ôxy, nhôm, natri, và kali

Màu sắc: Đen, đen xám đến xánh lá, tím, lam, nâu, ánh vàng, cầu vồng

Độ cứng Mohs: 5 – 5.5

Trọng lượng riêng: ‎~ 2,5.

Tính chất vật lý

Loại đá Obsidian nhìn giống như khoáng vật nhưng lại không phải vì nhìn nó giống như thủy tinh và không kết tinh và có thành phần phức tạp nên không thể tạo nên một khoáng vật riêng biệt nào đó. Loại đá này không bền trên bề mặt trái đất, theo thời gian chúng sẽ bị phân hủy thành các tinh thể khoáng mịn. Loại đá này có hàm lượng nước thấp khi chưa bị phong hóa.

Theo lời giới thiệu của nhà thạch học trị liệu Catrin Rafaell, nên để obsidian ở vùng bẹn hoặc rốn để nạp năng lượng cho cơ thể. Những mảnh obsidian đặt theo trục dọc cơ thể giúp làm cân bằng năng lượng theo đường kinh lạc.

Người Hindu tin rằng, obsidian đen dẫn truyền vào cơ thể người năng lượng của Trái Đất. Obsidian hút thu những dụng ý xấu xa, vì thế có thể dùng nó như lá bùa hộ mệnh để giúp cho con người nhận thức được mặt còn yêú kém của mình.