Tượng Phật Quan Âm Ngọc Bích

Liên hệ

Đá Ngọc bích – một loại ngọc quý có sức biểu trưng duy nhất, và duy nhất trong thần thoại bao quanh nó. Với vẻ đẹp và tính diễn cảm mênh mông của nó, đá ngọc bích đã giữ được nét quyến rũ đặc biệt cho nhân loại hàng nghìn năm.

Gọi ngay
Điện thoại
090.456.9723
Gọi ngay
Hotline
0904.569.723

Tượng Phật Quan Âm Ngọc Bích

                                                                 Chất ngọc xanh tươi tại hình Bồ tát

Ngọc bích  Phật Ngọc – Nephrite Jade giúp cân bằng năng lượng cho cả nam và nữ.  Ngọc bích  là viên đá tượng trưng cho sự bảo vệ, tạo những rào chắn chống lại những sự tấn công và bệnh tật.  Ngọc bích được người Trung Quốc xem là viên đá của TRỜI (Stone of Heaven). Ngọc bích phong thủy là TRUNG TÍNH, vì vậy ngoài việc tượng trưng cho TRUNG ĐẠO,  ĐẠO của người quân tử, ngọc bích còn giúp cân bằng năng lượng và khí trong cơ thể, không quá Dương và cũng không Âm.  Ngọc bích là loại đá tuyệt hảo để tạc tượng Phật, mang ý nghĩa tâm linh lớn.

 

THẦN THOẠI VỀ NGỌC BÍCH

Đá Ngọc bích – một loại ngọc quý có sức biểu trưng duy nhất, và duy nhất trong thần thoại bao quanh nó. Với vẻ đẹp và tính diễn cảm mênh mông của nó, đá ngọc bích đã giữ được nét quyến rũ đặc biệt cho nhân loại hàng nghìn năm.

Ngọc quý này, với vẻ rực rỡ riêng biệt và khá mỡ màng của nó, cho ra nhiều sắc thái xanh lục, nhưng còn cho nhiều gam chuyển mầu trắng, xám, đen, vàng và cam và cho các sắc tím tinh tế, vốn đã được con người biết đến từ 7000 nghìn năm. Tuy nhiên, ở thời tiền sử, nó đã được ưa thích nhiều hơn nữa bởi tính rắn chắc vốn làm cho nó thành một vật chất lý tưởng để làm vũ khí và vật dụng. Ngay từ 3 000 năm trước công nguyên tại Trung Hoa đá ngọc bích đã được biết đến như ‘yu’ (ngọc), ngọc quý của vua chúa .
Trong chuỗi lịch sử nghệ thuật và văn hóa lâu dài của đế chế Trung Hoa khổng lồ, đá ngọc bích vẫn luôn luôn có một ý nghĩa đặc biệt, đại để có thể so sánh với vàng và kim cương ở Tây phương. Đá Ngọc bích không chỉ được sử dụng để làm các vật dụng tinh tế và hình tượng thờ phụng mà còn dùng cho việc trang hoàng trong mộ phần của các thành viên cao cấp trong hoàng tộc. Ngày nay, thứ ngọc quý này vẫn được xem như một biểu tượng cho chân-thiện-mỹ. Đá ngọc bích bao hàm không chỉ những đức hạnh của Khổng giáo về sự khôn ngoan, công lý, lòng trắc ẩn, tính khiêm nhượng và can đảm mà còn biểu trưng cho sự đa tình của phụ nữ. Một chuyến tham quan thị trường đá ngọc bích, tỷ như Hồng Kông hay Rangoon, hoặc một trong các buổi bán đấu giá đá ngọc bích ở Hồng Kông do Christie’s tổ chức, có thể cho biết một vài cảm nghĩ về ý nghĩa mà loại ngọc này có với người Á Châu.
Tuy nhiên, suốt thời kỳ Tiền-Columbus, người Mayas, Azrecz và Olmecs ở Trung Mỹ cũng vinh thăng và đánh giá đá ngọc bích cao hơn vàng. Người Maoris ở New-Zealand bắt đầu khắc gọt vũ khí và các vật tế lễ từ đá ngọc bích bản địa vào thời sơ khai, một truyền thống vẫn còn tiếp tục đến ngày nay. Tại Ai cập cổ đại, đá ngọc bích được ưa chuộng như loại đá tình yêu, an bình nội tại, hài hòa và cân đối. Trong các tôn giáo và nền văn hóa khác cũng vậy, đá ngọc bích được xem như một thứ đá mang lại may mắn và bảo vệ; ấy vậy mà chẳng nơi nào có được ý nghĩa to lớn như đá ngọc bích có ở Á Châu, có thể do bởi sự kiện là người ta đã biết tương đối ít về loài đá quý gây mê hoặc này. Tuy nhiên may thay, trong thời gian gần đây, sự hiểu biết của con người về loại đá quý này, vốn không chỉ mê hoặc những người thành thạo đá ngọc bích bởi ảnh hưởng hỗ tương của tính chất cứng rắn và bền chắc với một loạt mầu sắc diệu kỳ và vẻ óng ả tinh tế, đã được cải thiện; và sự ưa chuộng đá ngọc bích của họ đang trên đà gia tăng trên toàn thế giới.
‘Jade’, hoặc “yu”, như đá ngọc bích được gọi ở Trung Hoa, là nói chính xác về một loại đá đồng chủng dành cho hai loại đá quý, nephrite và jadeite.Tên gọi này phát xuất từ từ ngữ Tây-Ban-Nha “piedra de ijada’, tức là “đá-cơ quan sinh dục” (loin-stone), một loại đá được công nhận bởi người Mỹ da đỏ như một liều thuốc trị bệnh thận. Vì tác dụng có lợi của đá ngọc bích dành cho thận nên đá này cũng còn được biết đến như “đá nephrite xanh da trời”. Thật vậy, chính vì thế mà từ ngữ ‘nephrite’ xuất nguyên.

Cả jadeite lẫn nephrite đều được xem như ‘zhen yu’, “ngọc bích chính cống” ở Trung Hoa. Cho mãi đến đầu thế kỷ 19, các nhà khoáng vật học và chuyên viên nghiên cứu đá quý mới bắt đầu phân biệt chúng, bởi vì chúng có nét rất giống nhau về hình dáng bề ngoài, tính cứng rắn và các tính chất mà chúng thể hiện khi được xử lý. Cả hai đều rắn chắc, bởi vì chúng được cấu tạo bởi những kết tập dưới dạng hạt kết bó chặt chẽ với nhau, nhưng chúng lại khác nhau về thành phần hóa học và mầu sắc. Nephrite chủ yếu có mầu xanh lục hoặc xanh lục-xám từ đậm đến trung bình, nhưng đá ngọc bích cũng có thể có mầu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ lợt. Hiếm hơn, và ít nhiều rắn chắc hơn, jadeite phơi bày các sắc mầu bao gồm xanh lục, nhưng cũng có mầu trắng và hồng, đỏ đen, nâu, và tím. Trong cả hai khoáng chất này, cách thức mà mầu sắc phân bố thay đổi rất nhiều. Chỉ trong đá ngọc bích thuần khiết nhất thì mầu sắc này mới được phân bố đều đặn. Cả nephrite lẫn jadeite thường có vân, tì khuyết và đường sọc chạy xuyên qua, mặc dù những điểm này không phải luôn luôn bị xem là khuyết tật. Ngược lại, một số mẫu mã này lại được xem như có giá trị đặc biệt.