Tinh Thể Đá Aquamarine
Liên hệ
Đá Aquamarine là khoáng vật nằm trong nhóm Beryl có màu sắc xanh lá cây hoặc xanh lam đậm. Trong đó, loại màu xanh lá cây phổ biến hơn, giá trị thương mại thấp hơn so với loại có màu xanh lam đậm.
Tính chất của đá Aquamarine tự nhiên
Tên khoa học: Aquamarin/ Aquamarine
Công thức hóa học: Be3Al2Si6O18
Lớp: Silicat
Nhóm: Beryl
Tinh hệ: Lập phương
Độ cứng: 7,5-8,0
Tỷ trọng: 2,8
Cát khai: Không rõ
Vết vỡ: Vỏ sò
Sự hình thành: Aquamarin được hình thành trong các hốc đá Granit, Pegmatit Granit, trong mạch thạch anh Muscovit, Plagiogranit và Gneiss.
Phân bố trên thế giới: Braxin, Myanma, Namibia
Phân bố ở Việt Nam: Thanh Hóa, Khánh Hòa.
Về màu sắc:
Những viên đá Aquamarine tự nhiên thường có màu xanh nhạt, nhưng nếu xanh càng đậm thì càng có giá trị. Đá kích thước nhỏ ít khi có màu đậm, nghĩa là đá càng lớn thì màu càng đậm. Các sắc độ của Aquamarine rất rộng, có thể có màu trắng xanh nhạt, xanh nhạt pha chút sắc vàng , xanh lục nhẹ. Tuy nhiên hiếm và đắt nhất là màu xanh dương đậm.
Rất nhiều người nhầm tưởng đá Topaz xanh và ngọc bích là Aquamarine, tuy nhiên Aquamarine có giá cao hơn nhiều so với 2 loại đá trên.
Cách phân biệt thật giả đá Aquamarine
Trước tiên bạn nên cần biết đâu là đá tự nhiên và đâu là đá nhân tạo.
Đá tự nhiên:
Được hình thành trong tự nhiên qua quá trình chuyển hóa của các vật chất tự nhiên. Chúng thường nằm sâu trong lòng đất và tích tụ rất nhiều năng lượng của vũ trụ.
Đá nhân tạo:
Như chính cái tên đây là sản phẩm của bàn tay con người được hình thành từ các thành phần như bột đá, keo, xi măng, đá vụn.
Những loại đá này mẫu mã đa dạng nhưng thường chứa nhiều tạp chất nên mang theo năng lượng hỗn tạp. Những loại đá này chỉ có giá trị thẩm mỹ, giá trị phong thủy mang lại không cao.
Đá Aquamarine là khoáng vật nằm trong nhóm Beryl có màu sắc xanh lá cây hoặc xanh lam đậm. Trong đó, loại màu xanh lá cây phổ biến hơn, giá trị thương mại thấp hơn so với loại có màu xanh lam đậm.
Việc xử lý bằng nhiệt độ cao có thể thay đổi màu sắc của đá từ xanh lá cây sang xanh lam đậm. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi mua những viên màu xanh lam đậm vì rất có thể chúng được xử lý nhiệt để tăng độ đậm của màu sắc.
Cách 1:
Bạn không thể biến mình thành một chuyên gia đá quý ngay được nhưng hãy tinh tế quan sát một chút. Đá tự nhiên ban đầu chưa chế tác thành trang sức thường có những vết rạn, nứt, vân đá và các tạp chất còn tồn tại có thể quan sát bằng mắt thường. Khi đã được chế tác thành trang sức chúng ta sẽ vẫn thấy được những đường vân.
Cách 2:
Trên mạng thường lưu truyền những cách thử đá như đem đốt thử nếu nóng chảy sẽ có mùi khét, vụn ra; ngâm trong nước muổi nếu nổi lên là đá dởm. Đây không phải phương thức thử mà đang phá hoại vòng đá của bạn. Những cách này đều hoàn toàn trái với khoa học.
Với công nghệ ngày càng tiên tiến độ bền của các loại nhựa, thủy tinh, đá giả cũng rất cao. Có thể chịu nhiệt độ lên đến vài trăm độ C, đồng thời đá tự nhiên vẫn chịu các tác động vật lý và hóa học. Bản thân đá tự nhiên mang trong mình các vết rạn khi đốt ở nhiệt độ cao làm các lớp đá giãn nở có thể gây nên nứt vỡ.
Cách 3:
Cách chính xác nhất để kiểm định đá thật giả là đem đá tới các trung tâm kiểm định. Tại đây sẽ có các chuyên gia phân tích đá cung cấp thông tin về loại đá, nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, đã qua xử lý hay chưa, kích thước, khối lượng, hình dạng …