Đá Quý Jade Ngọc Cẩm Thạch Myanmar

1,000,000 

Mối quan hệ giữa đặc trưng, màu sắc và độ trong suốt thành phần hóa học của ngọc phỉ thúy luôn là trọng điểm mà những người nghiên cứu quan tâm. Nhưng ở đây chỉ chọn ra những mẫu ngọc phỉ thúy điển hình đại diện cho hơn trăm loại để tiến hành phân tích, tính toán. Từ đó đưa ra những đặc trưng thành phần hóa học của ngọc Jadeite.

 

Gọi ngay
Điện thoại
090.456.9723
Gọi ngay
Hotline
0904.569.723

Đá Quý Jade Ngọc Cẩm Thạch Myanmar.

Mối quan hệ giữa đặc trưng, màu sắc và độ trong suốt thành phần hóa học của ngọc phỉ thúy luôn là trọng điểm mà những người nghiên cứu quan tâm. Nhưng ở đây chỉ chọn ra những mẫu ngọc phỉ thúy điển hình đại diện cho hơn trăm loại để tiến hành phân tích, tính toán. Từ đó đưa ra những đặc trưng thành phần hóa học của ngọc Jadeite.

Thành phần hóa học của ngọc loại jadeite thuần khiết tương tự với thành phần hóa học của khoáng vật ngọc cứng, màu xanh của SiO2, màu xanh đậm và ngọc phỉ thúy không màu lớn hơn 58%, cao tới 61,88%, rất giống với giá trị lý luận là 59,45%. Chứng tỏ trong ngọc phỉ thúy có chứa hàm lượng SiO2 trong khối ion âm tương đối ổn định.

 

Hàm lượng Al2O3 từ 17,96%-23,47%, ít khi đạt đến giá trị lý luận là 25,21%. Nhưng qua đó cũng có thể thấy, tính quy luật nhất định, tức màu sắc càng nhạt, hàm lượng Al2O3 càng gần tới giá trị lý luận; màu sắc càng đậm càng xa giá trị lý luận. Ngọc phỉ thúy không màu trong suốt và màu trắng gần với giá trị lý luận nhất, từ màu dương lục → màu lục → màu lục bảo → màu lục đậm → màu lục tối. Hàm lượng Al2O3 theo thứ tự giảm dần, cho đến màu lục tối đã giảm đến khoảng 10%. Chứng tỏ Al^{3+}  của vị M_{II} bị các ion khác thay thế và lượng thay thế nhiều hay ít có liên quan trực tiếp đến màu sắc.

Na2O thay đổi trong khoảng 11-16%, màu sắc đậm nhạt càng tiếp cận giá trị lý luận. Nhưng vị trí của M_I  cũng thường có các ion bán kính nhỏ Mg, Ca, K thay thế, vì vậy hàm lượng Na2O cũng thay đổi.

Trong ngọc phỉ thúy không màu không chứa Cr^{3+}, nhưng ngọc phỉ thúy màu lục đều chứa nhiều hoặc ít nguyên tố Cr^{3+}, có thể thấy màu sắc của ngọc phỉ thúy liên quan trực tiếp đến Cr^{3+}. Qua nghiên cứu cho thấy, Cr^{3+} là ion sản sinh ra màu lục của ngọc phỉ thúy, lượng Cr^{3+} nhiều hay ít quyết định màu lục đậm nhạt của ngọc phỉ thúy. Dưới đây là mối quan hệ giữa màu sắc khác nhau với hàm lượng Cr^{3+} mà kết quả nghiên cứu có được.

  • Ngọc phỉ thúy không màu: không chứa Cr^{3+}.
  • Ngọc phỉ thúy màu dương lục: Lượng Cr^{3+} chiếm vài phần nghìn.
  • Ngọc phỉ thúy màu lục: Màu lục đậm hơn so với ngọc phỉ thúy màu dương lục, lượng Cr^{3+} chiếm vài phần nghìn.
  • Ngọc phỉ thúy màu lục bảo: Ngọc phỉ thúy màu lục bảo là một loại ngọc màu lục, chỉ có điều màu lục hơi đậm, ít màu vàng. Màu lục càng đậm, sắc điệu càng chuẩn, hàm lượng Cr^{3+} cũng chiếm vài phần nghìn, đồng thời còn chứa ion Mg^{2+}Ca^{2+}tương đối cao.
  • Ngọc phỉ thúy màu lục đậm: Hàm lượng Cr^{3+} cao hơn so với hàm lượng Cr^{3+} màu lục, có thể vào khoảng 1%
  • Trong ngọc phỉ thúy có chứa một số chấm đen, trên thực tế là chỗ tập trung nhiều màu lục tạo thành những khối màu lục đen. Hàm lượng Cr^{3+} trong những chấm đen đó thông thường từ vài phần trăm tới hơn chục phần trăm.
  • Ngọc phỉ thúy màu lục tối hoặc ngọc phỉ thúy màu lục làm có hàm lượng Cr^{3+} từ 12,1% trở lên. Khoáng vật ureyite có hàm lượng giá trị lý luận Cr^{3+} là 24,2%. Khi hàm lượng Cr^{3+} vượt quá 12,1% cũng chính là Cr^{3+} thay thế Al^{3+} vượt quá một nửa, trở thành khoáng vật ureyite.
  • Từ trên cho thấy, Cr^{3+} là ion tạo màu của ngọc phỉ thúy, hàm lượng chứa vài phần nghìn đã có thể tạo ra màu sắc, nồng độ càng cao, màu sắc của ngọc càng đậm. Tính theo giá trị lý luận: Khi hàm lượng Cr^{3+} vượt quá 12,1%, khoáng vật jadeite đã biến thành ureyite.
  • Mg^{2+}Ca^{2+} cũng là một trong những ion có vai trò quan trọng trong ngọc phỉ thúy. Vì Mg^{2+}Ca^{2+} có mối quan hệ mật thiết với màu sắc của ngọc phỉ thúy. Giữa Mg^{2+}Ca^{2+} và Cr^{3+} có mối quan hệ cộng sinh, tức trong ngọc phỉ thúy chứa hàm lượng  Cr^{3+} nhất định sẽ có hàm lượng Mg^{2+}Ca^{2+} tương ứng, nhưng không nhất thiết là mối quan hệ thuận. Mg^{2+}Ca^{2+} với sự tồn tại của Na^{2+} là mối quan hệ tăng giảm.

 

Fe cũng là nguyên tố liên quan đến màu lục trong ngọc phỉ thúy. Trong các loại ngọc phỉ thúy, màu lục đều chứa 0,5-3% FeO, thông thường là 1-2%, hàm lượng sắt nhiều hay ít cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sắc thái của màu xanh lục. Bản thân Fe cũng có màu xanh lục, dạng xanh lục xám.

 

K là một nguyên tố vi lượng, nó có thể ion hóa tạo ra màu tím trong ngọc phỉ thúy, nhưng cơ chế tạo màu không rõ ràng, hiện vẫn còn chờ đợi nghiên cứu.